Tụt huyết áp khi mang thai – Bệnh lý nguy hiểm mẹ nên cẩn thận
Với mẹ bầu thì trong 9 tháng của thai kỳ sẽ có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra mà chúng ta không thể nào lường trước được. Và một trong những bệnh lý phổ biến nhất mà mẹ có thể mắc phải đó chính là tụt huyết áp khi mang thai. Tình trạng này có thật sự nguy hiểm? Nguyên nhân là do đâu thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.
Vì sao mẹ lại bị tụt huyết áp khi mang thai?
Rất giống với hiện tượng thai nghén, tụt huyết áp cũng khiến cho mẹ có các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi… thế nhưng cảm giác mà nó mang lại thì khó chịu hơn rất nhiều.
Về nguyên nhân thì các bác sĩ cho biết, hiện tượng tụt huyết áp này xảy ra khi các mẹ đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài hoặc là tắm nước nóng quá lâu. Bên cạnh đó chính là hiện tượng mạch máu liên tục mở rộng để lượng máu chảy về tử cung thuận lợi hơn sẽ gây ra tình trạng huyết áp thấp trong 24 tuần đầu của thai kỳ.
Khi huyết áp của mẹ thấp kèm theo những yếu tố như: thiếu máu, mất nước, nhiễm trùng, rối loạn thận, dị ứng…thì tụt huyết áp rất có khả năng có thể xảy ra.
Vậy huyết áp thấp sẽ có chỉ số thể hiện như thế nào? Khi mẹ đến khám thai định kỳ tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế thì các bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp. Chỉ số huyết áp thấp sẽ được xác định khi ở dưới 90/60 mmHg.
Mẹ bầu nào cũng có nguy cơ mắc bệnh lý tụt huyết áp
Biểu hiện khi mẹ bị tụt huyết áp
Khi mẹ đã có dấu hiệu của huyết áp thấp sau những lần khám thai thì với những biểu hiện sau đây thì nguy cơ mẹ bị tụt huyết áp là rất cao:
- Mẹ bỗng nhiên khó thở, thở dốc.
- Chóng mặt, buồn nôn.
- Da tái nhợt, xanh xao, không nhìn rõ những vật xung quanh.
- Trầm cảm.
- Ngất xỉu ngay sau khi ngồi hoặc nằm.
- Mệt mỏi thường xuyên, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Liên tục khát nước.
Tụt huyết áp khi mang thai ở mẹ bầu có thật sự nguy hiểm?
Tụt huyết áp theo các chuyên gia là không quá nguy hiểm nhưng nó làm giảm đi chất lượng cuộc sống của mẹ. Khiến mẹ luôn cảm thấy phiền muộn, lo lắng dẫn đến một thai kỳ không khỏe mạnh.
Tuy nhiên, không phải vì không nguy hiểm mà chúng ta lại chủ quan trước bệnh lý này. Với trường hợp nhẹ thì mẹ sẽ được các bác sĩ đưa ra lời khuyên để có thể khắc phục bệnh trong tình trạng sớm nhất.
Trường hợp mẹ bị tụt huyết áp nặng mà không có sự quan tâm hay chú ý cần thiết thì mẹ sẽ bị ngã bất chợt, gây ra những tổn thương cho cả mẹ và con. Nặng hơn thì có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, mẹ sinh non, hoặc bé sinh bị nhẹ cân…
Bạn nên tham khảo thêm:
Tụt huyết áp khi mang thai cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị
Cách điều trị cho mẹ bầu bị tụt huyết áp khi mang thai
Để có thể biết chính xác tình trạng và mức độ của mình thì các mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và hỗ trợ kịp thời. Trường hợp nặng thì bác sĩ sẽ cho dùng một số thuốc đặc biệt có tác dụng tương tự để hỗ trợ cho việc điều trị.
Trường hợp nhẹ hơn thì mẹ có thể tự điều trị tại nhà như sau:
Tăng cường thời gian nghỉ ngơi, hoạt động chậm
Với mẹ bầu bị tụt huyết áp thì mẹ nên hoạt động thật chậm rãi mỗi khi đứng dậy hay ngồi xuống, cộng với hít thở sâu và đi đứng nhẹ nhàng tạo thời gian cho não thích nghi kịp thời với những thay đổi của cơ thể.
Khi nằm thì mẹ nên nghiêng về bên trái để tăng lượng máu về tim, đẩy mạnh lưu thông máu trong cơ thể giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn.
Nghỉ ngơi hợp lý và hãy thư giãn bất kỳ khi nào mẹ cảm thấy chóng mặt, khó thở…
Mẹ nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý
Uống thêm nước
Chất lỏng sẽ giúp quá trình trao đổi chất của mẹ diễn ra hiệu quả hơn. Nước ép trái cây giúp cung cấp lượng Vitamin giúp mẹ nhanh chóng vượt qua các dấu hiệu khó chịu khi cơn tụt huyết áp ập đến.
Ngoài ra trà thảo mộc cũng chính là một trong những thức uống rất tốt mà mẹ có thể thử nữa đấy.
Ăn đầy đủ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng khoa học chính là chìa khóa vàng để mẹ có đầy đủ sức khỏe vượt qua bệnh tật. Mẹ hãy luôn đảm bảo lượng thịt, Protein, Axit Folic, Sắt… trong bữa ăn hàng ngày để luôn khỏe mạnh và giúp con phát triển toàn diện mẹ nhé!
Tụt huyết áp ở mẹ bầu hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị nhưng chúng ta có thể chủ động phòng tránh. Và nếu có những biểu hiện bất thường nghi là tụt huyết áp thì mẹ nên đến gặp và trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt. Hy vọng những thông tin mà bài viết của NatuQueens chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về tụt huyết áp thai kỳ cũng như biết được những cách điều trị hiệu quả.
Bài viết liên quan
Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe những Công Dụng tuyệt vời bạn đã biết chưa?
Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. Cuộc sống ngày càng có đầy rẫy thách thức và áp lực, nhưng giữa những ngày bận rộn, sức khỏe của bạn là tài sản quý giá nhất. Đó là lý do tại sao Onarebe giới thiệu đến bạn một bí mật làm […]
PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU ĂN GÌ: 10 thực phẩm tốt cho mẹ và bé
Trong giai đoạn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, việc chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây NatuQueens sẽ gợi ý một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn này Phụ […]
Hướng Dẫn Tư Thế Ngủ An Toàn Cho Bà Bầu
Tư thế ngủ an toàn cho bà bầu là vấn đề đáng được quan tâm. Việc nằm ngủ đúng tư thế không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ. ONAREBE gợi ý một số tư thế ngủ mà mẹ […]
Bà Bầu Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày Là Đủ?
Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? là câu hỏi hường khiến nhiều người bối rối. Trong bài viết này, ONAREBE và bạn sẽ khám phá sự cần thiết của nước đối với bà bầu và cách bà mẹ có thể duy trì lượng nước cần thiết cho cả thai nhi và […]
Vì sao bà bầu bị Phù Chân khi mang thai? 4 Cách phòng ngừa
Phù chân khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. ONAREBE sẽ giải thích cho bạn vì sao mẹ bầu lại bị phù chân khi mang thai và cách phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Vì sao mẹ bầu lại […]
NHỮNG THỰC PHẨM NÊN KIÊNG ĂN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Mẹ nên chú ý một số thực phẩm nên kiêng ăn hoặc hạn chế ăn cho bà bầu 3 tháng cuối. Vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh ăn cho bà bầu 3 tháng cuối mà ONAREBE muốn gửi […]