Top 8 lưu ý để đảm bảo chăm sóc sức khỏe bà bầu an toàn
Để có một thai kì khỏe mạnh, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những bí quyết chăm sóc cho bà bầu cơ bản khi mang thai. Những lưu ý sau đây sẽ giúp cho quá trình mang thai của mẹ và chăm sóc sức khỏe bà bầu diễn ra an toàn và suôn sẻ.
1. Cần tiêm phòng trước khi mang thai
Trong quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch của bà bầu sẽ hoạt động kém hơn bình thường, khiến các chị em dễ bị nhiễm bệnh hơn. Một số bệnh cảm mạo sẽ không gây nguy hiểm gì đến cho mẹ và trẻ, tuy nhiên một vài căn bệnh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ trước khi mang thai nên đi tiêm phòng một số bệnh nguy hiểm để bảo vệ mẹ và bé khỏi những nguy hiểm không đáng có.
Tiêm phòng giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm
2. Khám thai định kỳ khi chăm sóc sức khỏe bà bầu
Khám thai định kỳ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời có thể phát hiện các nguy cơ dị tật hoặc biến chứng của thai nhi. Trong quá trình mang thai, có 3 thời điểm quan trọng mà mẹ bầu không được bỏ qua:
- Tuần thai thứ 11: đây là lần khám thai quan trọng đầu tiên của thai kỳ, kết quả khám thai lần này nhằm dự đoán một số nhiễm sắc thể bất thường nguy hiểm gây ra các bệnh như Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành….
- Tuần thai thứ 21: lần này, dựa vào kết quả khám thai, bác sĩ sẽ chẩn đoán những khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi hoặc dị dạng ở các cơ quan nội tạng.
- Tuần thai thứ 30: lần khám thai này giúp phát hiện một số vấn đề xảy ra muộn như các trị số bất thường ở tim, động mạch hoặc ở não như giãn não thất… Đồng thời kết quả kiểm tra giúp mẹ nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – nguyên nhân gây suy thai.
3. Dinh dưỡng khi mang thai
Dinh dưỡng khi mang thai là điều hết sức quan trọng trong việc phát triển sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ nên bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng là tinh bột, đường, đạm và vitamin trong quá trình mang thai để đảm bảo thai kì phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn của thai kì, mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu protein và vitamin như các loại hạt, ngũ cốc, trứng, sữa, thịt nạc, rau củ, trái cây để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tránh ăn những thực phẩm chứa quá nhiều chất béo gây hại vì chúng sẽ khiến bà bầu tăng cân không kiểm soát, gây hại đến sức khỏe của cả bé và bạn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể bằng thực phẩm chức năng.
- Bạn nên thêm thêm: Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu an toàn và hiệu quả
4. Tăng cân thế nào là hợp lý?
Nhiều quan niệm tin rằng phụ nữ mang thai nên ăn nhiều gấp đôi so với trước thì sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ tăng cân không kiểm soát trong thai kỳ, làm tăng nguy cơ tiểu đường cho mẹ và gặp nhiều khó khăn khi sinh nở. Các nhà dinh dưỡng tuyên bố nếu mẹ có sức khỏe ổn định thì không cần thiết phải bổ sung quá nhiều dinh dưỡng trong ba tháng đầu mang thai.
Kể từ tháng thai kì thứ 4 trở đi, thai phụ nên bổ sung thêm 340 calo mỗi ngày, trong 3 tháng cuối thai kì, lượng calo mỗi ngày nên tăng lên khoảng 450. Bạn nên bổ sung calo từ các thực phẩm như trứng, sữa, các loại hạt… Bà bầu nên có một chế độ ăn uống khoa học thay vì ăn nhiều.
Mẹ không nên tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai vì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.
5. Tránh xa các thực phẩm gây hại khi chăm sóc sức khỏe bà bầu
Nước ngọt, cà phê và rượu bia luôn là đồ uống mà bà bầu cần tránh xa trong thời gian mang thai bởi chúng có thể gây ra hội chứng bào thai vô cùng nguy hiểm. Cà phê, trà đặc và nước có ga chứa caffeine không có lợi cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, nước có ga còn có hàm lượng lớn đường và calo không lành mạnh. Thay vì những loại thức uống này, nước hoa quả sẽ là lựa chọn thích hợp nhất với các mẹ bầu.
6. Chế độ rèn luyện sức khỏe cho mẹ
Các chị em nên có thói quen tập thể dục đều đặn trong thời gian mang thai vì nó giúp mẹ có một cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Các mẹ nên áp dụng các bài tập kegel để cho vùng xương cơ chậu được nở ra.
Mỗi ngày mẹ bầu có thể tập luyện nhẹ nhàng khoảng 2 – 3 phút đồng thời kết hợp với đi bộ để làm giảm hiện tượng phù chân thường thấy.
7. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi chăm sóc sức khỏe bà bầu
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên làm những việc nặng nhọc, tránh xa các chất độc hại hoặc phải đứng quá lâu. Tránh những động tác cúi xuống hoặc vươn tay quá cao sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ cần duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ ít nhất là 8 tiếng mỗi ngày và dành khoảng 30 phút để nghỉ trưa. Không nên thức quá khuya vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Quan trọng hơn hết là mẹ phải giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không để bản thân bị stress.
Stress khi mang thai ảnh hưởng đến tâm trạng mẹ cũng như sự phát triển của trẻ
8. Sử dụng mỹ phẩm
Trong quá trình mang thai, mẹ nên tránh xa các sản phẩm làm đẹp chứa những thành phần như toluene, formaldehyde, camphor, amoniac, hoặc resorcinol. Ngoài những thành phần nguy hiểm đó thì mẹ vẫn có thể sử dụng các sản phẩm làm đẹp khác trong thời kỳ mang thai.
Những lưu ý trên của Naturalqueen.com.vn sẽ giúp các chị em có thêm những hiểu biết để chăm sóc sức khỏe bà bầu khi mang thai. Để quá trình mang thai diễn ra an toàn, mẹ nên tìm hiểu và tham khảo cho mình những kiến thức nhất định.
Bài viết liên quan
Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe những Công Dụng tuyệt vời bạn đã biết chưa?
Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. Cuộc sống ngày càng có đầy rẫy thách thức và áp lực, nhưng giữa những ngày bận rộn, sức khỏe của bạn là tài sản quý giá nhất. Đó là lý do tại sao Onarebe giới thiệu đến bạn một bí mật làm […]
PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU ĂN GÌ: 10 thực phẩm tốt cho mẹ và bé
Trong giai đoạn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, việc chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây NatuQueens sẽ gợi ý một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn này Phụ […]
Hướng Dẫn Tư Thế Ngủ An Toàn Cho Bà Bầu
Tư thế ngủ an toàn cho bà bầu là vấn đề đáng được quan tâm. Việc nằm ngủ đúng tư thế không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ. ONAREBE gợi ý một số tư thế ngủ mà mẹ […]
Bà Bầu Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày Là Đủ?
Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? là câu hỏi hường khiến nhiều người bối rối. Trong bài viết này, ONAREBE và bạn sẽ khám phá sự cần thiết của nước đối với bà bầu và cách bà mẹ có thể duy trì lượng nước cần thiết cho cả thai nhi và […]
Vì sao bà bầu bị Phù Chân khi mang thai? 4 Cách phòng ngừa
Phù chân khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. ONAREBE sẽ giải thích cho bạn vì sao mẹ bầu lại bị phù chân khi mang thai và cách phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Vì sao mẹ bầu lại […]
NHỮNG THỰC PHẨM NÊN KIÊNG ĂN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Mẹ nên chú ý một số thực phẩm nên kiêng ăn hoặc hạn chế ăn cho bà bầu 3 tháng cuối. Vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh ăn cho bà bầu 3 tháng cuối mà ONAREBE muốn gửi […]