Mẹ bầu thường gặp khó khăn gì khi mang thai

Khi mang thai, chị em sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn cần phải đối phó với nó: Sự thay đổi về cơ thể, sức khỏe có những chuyển biến, thay đổi. Có những căn bệnh cũng phát sinh trong thai kỳ Chính vì vậy việc mẹ bầu nắm bắt được triệu chứng, dấu hiệu sẽ giúp dễ nhận biết và có cách để phòng tránh nó hiệu quả, an toàn nhất.

Chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số căn bệnh mẹ bầu thường gặp. Bạn có thể đọc bài viết để tìm hiểu cũng như tham khảo.

1.Bệnh thiếu máu

Thiếu máu khi mang thai gặp phải những khó khăn gì

Thiếu máu khi mang thai gặp phải những khó khăn gì

Hiện tượng thiếu máu có thể xảy ra với bất kì ai, cả người bình thường và mẹ bầu. Vậy thì có thể rất nhiều nguyên dân gây ra. Tuy nhiên, nếu chị em đang trong thai kỳ bị thiếu máu, vậy thì có thể do bị thiếu sắt nhiều. Để bổ sung lại sắt vào cơ thể đầy đủ, các chị em có thể bổ sung thêm thuốc sắt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết có thể mình thiếu gì và bổ sung chất cần thiết.

2. Bệnh tiền sản giật

Đây là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm cho chị em trong quá trình mang thai. Theo một thống kê thì có từ 6 đến 8% chị em bị bệnh tiền sản giật trong thai kì của mình.

Các dấu hiệu của bệnh như: bị cao huyết áp, mặt có dấu hiệu bị phù, nước tiểu có màu đậm…

Khi bị tiền sản giật, nó sẽ khiến cho người mẹ có nguy cơ bị tổn thương ở gan, thận hay nặng hơn là rối loạn làm đông  máu. Người mẹ có thể bị co giật trước, trong hoặc sau khi sinh em bé. Điều này tác động làm em bé có khả năng chậm phát triển, suy thai. Nếu căn bệnh này không được chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến mẹ bị phù phổi, xuất huyết não và thậm chí tử vong.

Vậy nên trong thai kỳ mẹ nên để ý những thay đổi của cơ thể mình, để từ đó có những biện pháp khắc phục, nếu phát hiện những dấu hiệu bệnh này hãy nhanh đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên cũng như hướng điều trị tốt nhất.

 

Bạn nên xem thêm:

 

3.Bệnh tiểu đường

Tiểu đường với phụ nữ trong quá trình mang thai cũng rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Khi chị em mang thai, cơ thể không cung ứng đủ lượng insulin để từ đó điều chỉnh lượng đường có trong máu. Vậy nên dẫn đến lượng đường tích tụ.

Ngoài ra, một khó khăn khác đó là mẹ bầu sẽ rất khó để nhận ra đâu là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Bởi những dấu hiệu của căn bệnh này cũng tương tự như các triệu chứng của cơ thể mẹ lúc mai thai: cũng đi tiểu nhiều, mệt mỏi…Điều này làm cho công tác chuẩn đoán bệnh trở nên khó hơn.

Vậy nên, mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu đều được khuyến khích nên kiểm tra nước tiểu để xác định xem có bị mắc căn bệnh này hay không. Hoặc nếu có bất cứ nghi ngờ nào về việc mắc phải bệnh tiểu đường, chị em có thể gửi mẫu nước tiểu để được xét nghiệm kịp thời.

4.Bệnh hen suyễn

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ dễ nhạy cảm và từ đó dị ứng với môi trường, không khí xung quanh. Điều này dẫn đến, nếu những mẹ bầu nào đã có tiền sử, quá khứ bị hen suyễn thì trong giai đoạn này nó rất dễ tái phát. Đặc biệt bệnh sẽ nặng vào những tháng cuối của thai kỳ.

Chị em bị hen suyễn khi mang thai có thể chọn dùng thuốc trị hen suyễn là khí dung. Theo các bác sĩ, giải pháp này hầu như sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, nó chỉ có tác động đến phần phổi để chị em dễ chịu hơn.

Ngoài ra, để cơ thể tránh bị dị ứng, nhạy cảm với môi trường xung quanh, chị em nên bổ sung thêm vào cơ thể những thực phẩm có chứa vitamin E.

5.Bệnh trầm cảm, stress khi mang thai

Bệnh trầm cảm thường xuất hiện ở những mẹ bầu không có được thai kỳ như mong muốn. Trong quá trình mang thai bị tác động về tâm lý không được gia đình, người thân bên cạnh chăm sóc, quan tâm. Triệu chứng của bệnh trầm cảm như: mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu năng lượng, luôn cảm thấy buồn chán, chán nản.

Hậu quả của căn bệnh trầm cảm mang tới là: Người mẹ trong thai kỳ bị nghiện các chất kích thích, tăng trọng lượng kém và có ý định tự tử.

Hậu quả của bệnh trầm cảm:

  • Thai nhi trong bụng bị thiếu chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh
  • Mẹ có thể sanh em bé non, thiếu tháng
  • Bé sau sinh ra bị chậm phát triển…

Những năm gần đây, căn bệnh trầm cảm là căn bệnh rất nhiều chị em khi mang thai mắc phải. Để tránh được bệnh trầm cảm chị em nên chia sẻ tâm tư mong muốn của mình với những người thân nhiều hơn.

Cùng với đó hãy tự mình tập cách nhìn mọi điều theo hướng tích cực. Bạn có thể học thiền, tập thể thao đều đặn nhẹ nhàng nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn và có suy nghĩ tích cực.

Việc ngồi thiền, yoga hay tập thể thao rất dễ thực hiện. Các mẹ có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để tự tập hoặc cũng có thể thuê các huấn luyện viên để được hướng dẫn các động tác tập phù hợp.

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang bầu

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang bầu

6.Mách bạn một số điều cần nhớ để hạn chế mắc những căn bệnh nguy hiểm khi mang thai

a.Nên tìm đến bác sĩ, người thân bất cứ lúc nào cảm thấy bản thân có vấn đề về sức khỏe

Trong quá trình khi mang thai, người mẹ sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn và sự thay đổi cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ cần phải hiểu chính mình, theo dõi sức khỏe của mình. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường. Hoặc chỉ là nghi ngờ mình đang mắc bệnh thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra liệu pháp chữa trị cần thiết nhất.

b.Chọn liệu trình chăm sóc bầu toàn diện của NatuQueens

Hiện nay, NatuQueens cung cấp liệu trình chăm sóc bầu toàn diện. Với liệu trình này, các mẹ bầu sẽ được tư vấn, chăm sóc, massage tận tình. Qua đó những mệt mỏi, áp lực được giải tỏa. Các chị em sẽ cảm thấy dễ chịu, khỏe mạnh hơn. Khi có một cơ thể khỏe sẽ giúp kháng và ngừa được nhiều bệnh tật.

Truy cập https://naturalqueen.com.vn hoặc iên hệ ngay với NatuQueens để được tư vấn liệu trình thích hợp nhất và nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe khi mang thai khác nhé!

Bài viết liên quan

Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe những Công Dụng tuyệt vời bạn đã biết chưa?

Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. Cuộc sống ngày càng có đầy rẫy thách thức và áp lực, nhưng giữa những ngày bận rộn, sức khỏe của bạn là tài sản quý giá nhất. Đó là lý do tại sao Onarebe giới thiệu đến bạn một bí mật làm […]

Xem thêm

PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU ĂN GÌ: 10 thực phẩm tốt cho mẹ và bé

Trong giai đoạn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, việc chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây NatuQueens sẽ gợi ý một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn này Phụ […]

Xem thêm

Hướng Dẫn Tư Thế Ngủ An Toàn Cho Bà Bầu

Tư thế ngủ an toàn cho bà bầu là vấn đề đáng được quan tâm. Việc nằm ngủ đúng tư thế không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ. ONAREBE gợi ý một số tư thế ngủ mà mẹ […]

Xem thêm

Bà Bầu Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày Là Đủ?

Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? là câu hỏi hường khiến nhiều người bối rối. Trong bài viết này, ONAREBE và bạn sẽ khám phá sự cần thiết của nước đối với bà bầu và cách bà mẹ có thể duy trì lượng nước cần thiết cho cả thai nhi và […]

Xem thêm

Vì sao bà bầu bị Phù Chân khi mang thai? 4 Cách phòng ngừa

Phù chân khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. ONAREBE sẽ giải thích cho bạn vì sao mẹ bầu lại bị phù chân khi mang thai và cách phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Vì sao mẹ bầu lại […]

Xem thêm

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN KIÊNG ĂN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Mẹ nên chú ý một số thực phẩm nên kiêng ăn hoặc hạn chế ăn cho bà bầu 3 tháng cuối. Vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh ăn cho bà bầu 3 tháng cuối mà ONAREBE muốn gửi […]

Xem thêm