Chăm sóc thai nhi tháng đầu tiên và những điều mẹ cần biết

Tháng đầu tiên của thai kỳ có thể nói là rất quan trọng, vì đây chính là khoảng thời gian để hình thành nên sự liên kết giữa mẹ và bé. Vậy làm sao để có thể chăm sóc thai nhi thật tốt vào giai đoạn này thì xin mời các mẹ cùng theo dõi nội dung ngay sau đây của bài viết.

Tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ nên chăm sóc thật tốt cho cơ thể

Khi biết tin mình có thai chắc hẳn người phụ nào nào cũng cảm thấy vừa vui mừng, vừa hồi hộp vì giờ đây bản thân đã chính thức mang trọng trách rất lớn đó là được làm mẹ.

Bắt đầu từ thời điểm này trở đi thì mẹ phải thay đổi thói quen sống của mình. Tập bỏ dần những lối sống không phù hợp như thức khuya, ăn uống qua loa, lười vận động… Bên cạnh đó còn là những món ăn mà mẹ nên hạn chế. Đó chính là nước có gas, rượu bia, tránh xa thức ăn nhanh, cũng như là tuyệt đối không hút thuốc…

Đây chính là một trong những điều mà mẹ nào cũng cần thực hiện thật tốt để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi ngay từ những năm tháng đầu đời.

Những việc mẹ cần ưu tiên thực hiện khi biết mình có thai

Tháng đầu tiên và cũng được xem là tháng quan trọng nhất trong của 9 tháng mang thai. Do đó, mẹ cần hết sức lưu ý để không xảy ra bất kỳ nguy hiểm nào cho cả hai mẹ con.

Mẹ bầu bị ốm nghén trong tháng đầu tiên của thai kỳ

Mẹ bầu bị ốm nghén trong tháng đầu tiên của thai kỳ

Ốm nghén – Dấu hiệu rất bình thường nhưng mẹ cũng cần hết sức lưu ý

Khi có thai thì hầu như không có mẹ nào mà không trải qua quá trình ốm nghén. Tùy vào cơ địa của từng người mà hiện tượng này sẽ diễn ra nhiều hay ít, nhanh hay chậm.

Ngoài ra sẽ còn kèm theo những triệu chứng như đau đầu, uể oải, mệt mỏi khiến mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì đây chính là những biểu hiện hết sức bình thường của cơ thể để báo hiệu rằng cơ thể của mẹ chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới.

Thế nhưng có đôi lúc ốm nghén có thể sẽ gây nguy hiểm khi mẹ có những biểu hiện như liên tục buồn nôn không dừng, ăn không cảm thấy ngon miệng, chán ăn, mất ngủ dẫn đến tình trạng kiệt sức.

Khi mẹ cảm gặp phải những vấn đề này thì hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ kịp thời, tránh tình trạng thai yếu, hoặc thai chết lưu do mẹ không đủ sức để giữ con mẹ nhé!

 

Bài viết liên quan:

 

Mẹ cần thiết lập cho mình chế độ dinh dưỡng chăm sóc thai nhi

Bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là những gì tiếp theo mà mẹ cần làm. Thực phẩm tươi sống, rau củ quả, trái cây là tất cả những gì mà mẹ cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày của mình.

Mẹ cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng hợp lý chăm sóc thai nhi

Mẹ cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng hợp lý

Ngoài những món ăn thì mẹ cần bổ sung thêm cho mình sữa, sinh tố, nước ép, để có thể hấp thụ tối đa những giá trị dinh dưỡng quý giá giúp chăm sóc thai nhi hiệu quả.

Bên cạnh đó còn là:

  • Axit Folic: Giúp hạn chế dị tật ống thai
  • Canxi: Giúp trẻ phát triển tốt cho khung xương.
  • Sắt: Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ.
  • Vitamin B6, Omega – 3: Tốt cho sự sự hình thành các tế bào của thai nhi.

Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập thể dục dành riêng cho mẹ bầu

Đây chính là cách hữu hiệu nhất để  giúp mẹ đẩy lùi  những cơn đau nhức trong suốt quá trình mang thai. Mẹ có thể biết rằng khi em bé trong bụng ngày càng lớn thì sức nặng của con sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, thêm vào đó là các hiện tượng như phù chân, các nhóm cơ xung quanh thắt lưng, cổ, vai gáy… liên tục đau nhức rất khó chịu.

Mẹ hình thành thói quen tập thể dục ngày từ tháng đầu tiên mang thai sẽ tạo nên thói quen tốt giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng sự dẻo dai, sức khỏe cũng như là giúp các chất dinh dưỡng đến với thai nhi một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.

Mẹ bầu tập thể dục giúp đảm bảo cho sức khỏe trong 9 tháng của thai kỳ

Mẹ bầu tập thể dục giúp đảm bảo cho sức khỏe trong 9 tháng của thai kỳ

Tuân thủ lịch khám của bác sĩ để chăm sóc thai nhi

Sau khi dùng que thử tại nhà và biết chính xác mình mang thai thì mẹ nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Khi biết được tình hình sức khỏe của hai mẹ con các bác sĩ sẽ gửi đến mẹ lịch khám thai định kỳ mà mẹ tuyệt đối phải tuân theo. Đi khám đúng giờ, đúng ngày để không bỏ qua bất kỳ giai đoạn phát triển nào của thai nhi cũng như là sẽ có những cách xử lý nhanh chóng, kịp thời khi trẻ có những biểu hiện bất thường mẹ nhé!

Trên đây NatuQueens chúng tôi đã chỉ ra một số những điều cơ bản mà mẹ nên tham khảo qua. Hy vọng qua bài viết thì mẹ sẽ có thêm cho mình những thông tin thật là bổ ích.

Bài viết liên quan

Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe những Công Dụng tuyệt vời bạn đã biết chưa?

Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. Cuộc sống ngày càng có đầy rẫy thách thức và áp lực, nhưng giữa những ngày bận rộn, sức khỏe của bạn là tài sản quý giá nhất. Đó là lý do tại sao Onarebe giới thiệu đến bạn một bí mật làm […]

Xem thêm

PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU ĂN GÌ: 10 thực phẩm tốt cho mẹ và bé

Trong giai đoạn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, việc chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây NatuQueens sẽ gợi ý một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn này Phụ […]

Xem thêm

Hướng Dẫn Tư Thế Ngủ An Toàn Cho Bà Bầu

Tư thế ngủ an toàn cho bà bầu là vấn đề đáng được quan tâm. Việc nằm ngủ đúng tư thế không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ. ONAREBE gợi ý một số tư thế ngủ mà mẹ […]

Xem thêm

Bà Bầu Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày Là Đủ?

Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? là câu hỏi hường khiến nhiều người bối rối. Trong bài viết này, ONAREBE và bạn sẽ khám phá sự cần thiết của nước đối với bà bầu và cách bà mẹ có thể duy trì lượng nước cần thiết cho cả thai nhi và […]

Xem thêm

Vì sao bà bầu bị Phù Chân khi mang thai? 4 Cách phòng ngừa

Phù chân khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. ONAREBE sẽ giải thích cho bạn vì sao mẹ bầu lại bị phù chân khi mang thai và cách phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Vì sao mẹ bầu lại […]

Xem thêm

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN KIÊNG ĂN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Mẹ nên chú ý một số thực phẩm nên kiêng ăn hoặc hạn chế ăn cho bà bầu 3 tháng cuối. Vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh ăn cho bà bầu 3 tháng cuối mà ONAREBE muốn gửi […]

Xem thêm