Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Tháng Thứ 3 Và Những Lưu Ý Khác
Trong suốt 9 tháng mang nặng, dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 3 được xem là giai đoạn “nhạy cảm” nhất, do thai nhi còn quá nhỏ và mẹ bầu chưa quen với những biến đổi của cơ thể, chính vì thế trong 3 tháng đầu các mẹ cần lưu ý nhiều vấn đề.
* Đặc điểm thai kỳ
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.
Trong 3 tháng đầu các bà bầu sẽ xuất hiện hiện tượng nôn do ốm nghén, thèm ăn một loại thức ăn nào đó hoặc có cảm giác chén ăn do khó chịu. Nhưng sau 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu sẽ hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Lúc đó là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.
* Mang thai tháng thứ 3 nên ăn gì?
Nếu bạn vẫn đang chống chọi với những cơn ốm nghén, nôn ói thì may mắn là đây sẽ là những tuần cuối rồi. Bước vào tháng thứ 4, mẹ sẽ không còn ốm nghén, đau tức ngực hay đau nhói bụng…Cần chú ý dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 3 bổ sung những thực phẩm để giúp giảm chứng ốm nghén và chứa đầy đủ dưỡng chất cho em bé phát triển.
– Thực phẩm giàu vitamin B6: Buồn nôn, nôn ói rất có thể sẽ đạt đỉnh điểm ở những tuần cuối tháng thứ 3 này, vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như hoa quả họ nhà cam, quýt, trứng, các loại rau lá xanh, khoai tây…
– Trái cây tươi: trái cây tươi là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin, nước và chất xơ cũng như chất chống oxy hóa tự nhiên… rất tốt cho mẹ bầu bị ốm nghén.
– Thịt: nếu mẹ ăn được thịt, hãy đừng ngần ngại bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày, chỉ cần lưu ý ăn thịt được chế biến chín kỹ là được. Những loại thịt như thịt gà, thịt bò, cá… là nguồn cung cấp khoáng chất, protein… rất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.
– Folate: vào tháng thứ 3 thai kỳ, các cơ quan chính trong cơ thể bé vẫn tiếp tục phát triển nên mẹ vẫn cần bổ sung folate đều đặn.
– Sữa: sữa cần thiết cho cả thai kỳ của mẹ bầu cũng như thời gian cho con bú. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã tiệt trùng chứa nhiều canxi, khoáng chất nên mẹ chớ bỏ qua mỗi ngày.
* Mang thai tháng thứ 3 không nên ăn gì?– Thực phẩm được chế biến sẵn: Những loại thực phẩm được chế biến sẵn như bánh mì kẹp thịt, pizza, gà chiên rán… nghe có vẻ hấp dẫn nhưng rất có thể không đảm bảo vệ sinh và gây nhiễm bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
– Hải sản tái, sống: Hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao và đồ ăn được chế biến tái, sống không bao giờ được khuyến khích dành cho mẹ bầu.
– Sữa chua tiệt trùng: Bất cứ loại sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng đều có thể chứa vi khuẩn salmonella gây hại cho sự phát triển của em bé.
* Ăn như thế nào trong 3 tháng đầu mang thai
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.
Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.
Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.
3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)
* Lưu ý khi làm đẹp lúc mang thai 3 tháng đầu
– Nên tránh nhuộm tóc trong 3 tháng đầu thai kỳ vì đây là giai đoạn thai nhi mới hình thành, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
– Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu làm tằn nguy cơ gây dị tật thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh xa các dịnh vụ xông hơi hay tắm bồn nhé!
– Tránh sơn móng tay khi mang thai: Theo một nghiên cứu tại trường đại học Y tế công cộng Mailman, Columbia, những trẻ em tiếp xúc nhiều với phthalates, hóa chất chứa nhiều trong sơn móng tay thường có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, mặc dù hóa chất trong sơn móng tay có thể khó thấm qua da nhưng mùi của chúng thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến bạn.
* Những hoạt động cần tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ
– Kiêng leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn này còn khá “mỏng manh”
– Kiêng gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não.
– Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời có thể gây suy giãn tĩnh mạch, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
– Kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột
– Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng…
– Đi giày cao gót khi mang thai vì chỉ cần một chút sơ sẩy do giày cao gót mang lại như sẩy chân, gãy gót giày,… thôi sẽ mang lại hậu quả khôn lường như thai bị tổn thương, sẩy thai thậm chí tử vong cho cả mẹ bầu và bé nữa đấy.
– Quan hệ vợ chồng đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 1 tháng cuối trước khi sinh, vì khi lên đến “cao trào” tử cung của mẹ sẽ co bóp mạnh có thể gây sẩy thai, sinh non rất nguy hiểm
– Không tự ý mua, uống thuốc chữa bệnh khi mang thai bởi vì có nhiều loại thuốc có thể giúp bạn nhanh lành bệnh, an toàn cho mẹ nhưng lại gây nguy hiểm cho thai nhi
– Không tiêm phòng trước khi mang thai vì điều này là hết sức nguy hiểm và có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước được như sẩy thai, thai chết lưu, thậm chí gây tử vong cả mẹ và bé
Không chỉ mẹ bầu mà các bạn gái chuẩn bị lập gia đình hay có kế hoạch sinh con cũng cần tìm hiểu để có những chủ động cần thiết nhằm có một kỳ mang thai an toàn, tạo nền tảng cho các bé có khả năng phát triển toàn diện sau này nhé!
Bài viết liên quan
Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe những Công Dụng tuyệt vời bạn đã biết chưa?
Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. Cuộc sống ngày càng có đầy rẫy thách thức và áp lực, nhưng giữa những ngày bận rộn, sức khỏe của bạn là tài sản quý giá nhất. Đó là lý do tại sao Onarebe giới thiệu đến bạn một bí mật làm […]
PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU ĂN GÌ: 10 thực phẩm tốt cho mẹ và bé
Trong giai đoạn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, việc chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây NatuQueens sẽ gợi ý một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn này Phụ […]
Hướng Dẫn Tư Thế Ngủ An Toàn Cho Bà Bầu
Tư thế ngủ an toàn cho bà bầu là vấn đề đáng được quan tâm. Việc nằm ngủ đúng tư thế không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ. ONAREBE gợi ý một số tư thế ngủ mà mẹ […]
Vitamin K cho Trẻ Sơ Sinh: Bổ Sung Đúng Cách Để Ngừa Bệnh Viêm Màng Não
Vitamin K cho trẻ sơ sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Trong bài viết này, ONAREBE sẽ cùng bạn tìm hiểu sao Vitamin K cho trẻ lại quan trọng, biểu hiện khi trẻ thiếu hụt, cũng như cách bố mẹ nên bổ […]
Bà Bầu Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày Là Đủ?
Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? là câu hỏi hường khiến nhiều người bối rối. Trong bài viết này, ONAREBE và bạn sẽ khám phá sự cần thiết của nước đối với bà bầu và cách bà mẹ có thể duy trì lượng nước cần thiết cho cả thai nhi và […]
Vì sao bà bầu bị Phù Chân khi mang thai? 4 Cách phòng ngừa
Phù chân khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. ONAREBE sẽ giải thích cho bạn vì sao mẹ bầu lại bị phù chân khi mang thai và cách phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Vì sao mẹ bầu lại […]