Những dấu hiệu của đau bụng chuyển dạ mà mẹ cần nắm vững
Mang thai có thể nói là một hành trình vô cùng vất vả. Thế nhưng bấy nhiêu đó thôi vẫn là chưa đủ vì mẹ phải trải qua quá trình đau bụng chuyển dạ gian nan để có thể đón bé yêu ra đời an toan trong vòng tay của mình.
Vậy để có thể biết được thế nào là đau bụng chuyển dạ sắp sinh thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua nội dung bài viết ngay sau đây.
Nguyên nhân làm xuất hiện chuyển dạ sắp sinh
Để có thể lý giải được nguyên nhân này thì có thể nói là các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, những cơn gò cổ tử cung này chứng tỏ một sự thay đổi mạnh mẽ của các hormone bên trong cơ thể của mẹ, đang được kích thích ngày một nhiều hơn khiến tử cung mở rộng, chuẩn bị cho quá trình ra đời của bé.
Có hai hình thức chuyển dạ mà mẹ cần chú ý
Đau bụng chuyển dạ giả
Mẹ nào cũng sẽ trải qua quá trình đau bụng chuyển dạ giả
Thường sẽ xuất hiện ở tuần 37 hoặc 38 của thai kỳ. Những cơn đau nhẹ, có chút âm ỉ nhưng sẽ nhanh chóng qua đi rất nhanh. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ em bé đang thật sự rất khỏe mạnh và tử cung đang tập luyện để chuẩn bị cho ngày lâm bồn quan trọng của mẹ đấy!
Tuy nhiên có một lưu ý mà mẹ không nên bỏ qua với những cơn chuyển dạ giả như thế này đó chính các cơn đau ngày càng tăng dần, xuất hiện thường xuyên khiến mẹ vô cùng khó chịu. Lúc này thì mẹ cần đến ngay những trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất vì có thể đây là sự cảnh báo của việc mẹ sẽ sinh non.
Đau bụng chuyển dạ thật
Hiện tượng này sẽ xuất hiện ngay sau khi bác sĩ cho mẹ biết chính xác ngày sinh của mình. Có thể là sớm hơn hoặc trễ hơn 1 hay 2 ngày. Vì thế mẹ nên thu xếp hành lý và đến bệnh viện khi có cảm giác hồi hộp, và những cơn gò tử cung bắt đầu xuất hiện với tần suất thấp.
Khi đến bệnh viện và có dấu sanh thì những cơn gò này sẽ xuất hiện dày hơn, và kéo dài lâu hơn. 10 – 20 phút là thời gian trung bình cho một lần gò.
Bài viết liên quan:
- Cơn gò chuyển dạ và những biểu hiện mà mẹ cần biết
- Kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh và những điều mẹ cần biết
Đau bụng chuyển dạ thật là những cơn đau liên tục và kéo dài không dứt
Kèm theo đó chính là các dấu hiệu như:
- Mẹ mắc đi vệ sinh, xì hơi…
- Đáy quần lót xuất hiện vệt nhầy màu đỏ hồng, hoặc âm hộ ra máu.
- Vỡ nước ối, nước tuôn ra ngày một nhiều, rỉ rả không dứt.
Đau bụng chuyển dạ và những điều cần biết
Sau đây là những vấn đề về đau bụng chuyển dạ sắp sinh mà mẹ có thể tham khảo qua:
Đau bụng chuyển dạ bao lâu thì sinh?
Điều này thì phải tùy thuộc vào mỗi người. Trung bình thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài từ 10 đến 12 tiếng và có người thì sẽ sớm hơn. Nếu cơn đau chuyển dạ kéo dài quá 12 tiếng thì các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời nhất.
Quá trình chuyển dạ trải qua trong bao nhiêu bước?
Thường thì quá trình chuyển dạ sẽ phải trải qua ba quá trình bao gồm:
- Gò: Bụng của mẹ xuất hiện những cơn co thắt mỗi lúc một mạnh hơn.
+ Đau âm ỉ: kéo dài 8 tiếng.
+ Giai đoạn tích cực: 4 – 5 tiếng.
+ Giai đoạn chuyển tiếp: các cơn đau xuất hiện nối tiếp nhau và mỗi ngày một nhiều hơn. Đên giai đoạn cuối thì mẹ sẽ có cảm giác muốn rặn để em bé được ra ngoài.
Sau khoảng 12 tiếng đau đẻ thì em bé sẽ chào đời
- Xổ thai: Em bé bắt đầu tách dần khỏi vị trí ấm áp trong bụng của mẹ để đến với thế giới bên ngoài. Vậy là sau hơn 40 tuần chờ đợi thì bây giờ bạn đã có thể nhìn thấy thiên thân của mình rồi.
- Tách nhau: Sau khi bé đã chào đời an toàn thì khoảng sau 15 phút thì tử cung của mẹ sẽ tiến hành loại bỏ nhau ra khỏi cơ thể. Thường thì quá trình này diễn ra trong vòng 20 phút mà thôi.
Trên đây NatuQueens đã chỉ ra tất cả những gì về quá trình đau bụng chuyển dạ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho mẹ thật nhiều thông tin hữu ích.
Bài viết liên quan
Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe những Công Dụng tuyệt vời bạn đã biết chưa?
Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. Cuộc sống ngày càng có đầy rẫy thách thức và áp lực, nhưng giữa những ngày bận rộn, sức khỏe của bạn là tài sản quý giá nhất. Đó là lý do tại sao Onarebe giới thiệu đến bạn một bí mật làm […]
PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU ĂN GÌ: 10 thực phẩm tốt cho mẹ và bé
Trong giai đoạn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, việc chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây NatuQueens sẽ gợi ý một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn này Phụ […]
Hướng Dẫn Tư Thế Ngủ An Toàn Cho Bà Bầu
Tư thế ngủ an toàn cho bà bầu là vấn đề đáng được quan tâm. Việc nằm ngủ đúng tư thế không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ. ONAREBE gợi ý một số tư thế ngủ mà mẹ […]
Bà Bầu Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày Là Đủ?
Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? là câu hỏi hường khiến nhiều người bối rối. Trong bài viết này, ONAREBE và bạn sẽ khám phá sự cần thiết của nước đối với bà bầu và cách bà mẹ có thể duy trì lượng nước cần thiết cho cả thai nhi và […]
Vì sao bà bầu bị Phù Chân khi mang thai? 4 Cách phòng ngừa
Phù chân khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. ONAREBE sẽ giải thích cho bạn vì sao mẹ bầu lại bị phù chân khi mang thai và cách phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Vì sao mẹ bầu lại […]
NHỮNG THỰC PHẨM NÊN KIÊNG ĂN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Mẹ nên chú ý một số thực phẩm nên kiêng ăn hoặc hạn chế ăn cho bà bầu 3 tháng cuối. Vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh ăn cho bà bầu 3 tháng cuối mà ONAREBE muốn gửi […]