Mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 và chế độ chăm sóc phù hợp

Khi bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ thì chính là giai đoạn đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của thai nhi và cơ thể mẹ cũng có những thay đổi rõ rệt. Những cơn ốm nghén sẽ được thay bằng những cơn thèm ăn, mẹ tăng cân… Bên cạnh đó còn là những biến đổi về mặt tâm sinh lý của mẹ. Vậy làm sao để có thể chăm sóc mẹ bầu tốt nhất trong thời gian này thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cơ thể của mẹ sẽ thay đổi như thế nào vào tháng thứ 5 của thai kỳ?

Sẽ có 2 sự thay đổi rõ rệt nhất mà mẹ sẽ cảm nhận được khi đến tháng thứ 5

Vào tháng thứ 5 thì mẹ sẽ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý

Vào tháng thứ 5 thì mẹ sẽ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý

Về mặt cơ thể

  • Cân nặng: Do thai nhi bắt đầu phát triển vượt trội trong thời gian này nên mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác thèm ăn dẫn đến sự thay đổi của cân nặng một cách nhanh chóng.
  • Thay đổi trọng lực: Bụng của mẹ thời kỳ này sẽ bắt đầu lớn hơn nên mẹ đôi khi sẽ cảm giác mất cân bằng do trọng tâm của cơ thể thay đổi.

Tháng thứ 5 của mẹ chính là thời gian mà mẹ phải chiến đấu với nhiều triệu chứng như:

  • Thường xuyên thấy khó thở: Vào giai đoạn này thì tử cung sẽ nở rộng hơn để phù hợp với hình hài của em bé khi lớn dần nên sẽ áp lực lên cơ hoành, khiến việc thở trở nên khó khăn.
  • Nhức đầu, chóng mặt: Thay đổi nội tiết gây nên hiện tượng đau đầu, chóng mặt.
  • Mệt mỏi: Vào tháng thứ 5 cơ thể của mẹ sẽ hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thai nhi, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.
  • Chuột rút ở chân: Việc thiếu hụt Vitamin, cân nặng tăng, vận động quá nhiều hay quá ít tại thời điểm này có thể dẫn đến chuột rút ở chân.
  • Nghẹt mũi: Nồng độ Estrogen tăng làm cho màng mũi mở rộng, do đó làm tăng lưu lượng chất nhầy và gây nghẹt mũi.
  • Táo bón: Sự gia tăng nồng độ Progesterone gây ra sự di chuyển chậm của thức ăn qua ruột, dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón.
  • Ợ nóng: Tử cung đang phát triển đẩy các axit trong dạ dày lên thực quản, gây ợ nóng.
  • Đau lưng: Áp lực gây nên bởi trọng lượng của em bé lên vùng lưng dưới hoặc dây thần kinh tọa gây ra đau lưng.
  • Đi tiểu thường xuyên: Tử cung đang phát triển gây áp lực lên bàng quang, dẫn đến việc thường xuyên mắc tiểu.
  • Mất ngủ: Đau lưng, đi tiểu thường xuyên, chuột rút ở chân làm mẹ bầu mất ngủ.
  • Phù: Việc giữ nước trong cơ thể khiến chân, tay và mặt của thai phụ sưng lên.
  • Nướu chảy máu: Thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu có thể gây chảy máu nướu răng.
  • Thèm ăn

Về mặt sinh lý

  • Quầng vú và núm vú sẫm màu hơn
  • Bụng lớn dần rõ rệt: lúc này mẹ còn cảm thấy ngứa ngáy khi da bụng căng ra.
  • Rạn da: Việc tử cung phát triển sẽ gây nên những vết rách nhỏ ở các mô da, tạo ra vết rạn da.
  • Sữa non: Một chút chất lỏng màu vàng bắt đầu chảy ra từ núm vú, đây là dòng sữa đầu tiên cho bé.
  • Bầu vú tăng kích thước: Tuyến vú bắt đầu sản xuất sữa, do đó bầu ngực của mẹ bầu trông to và đầy đặn hơn.
  • Đường sọc nâu: Đường sọc chạy từ rốn đến vùng kín trở nên rõ rệt hơn.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu vào tháng thứ 5

Vào tháng thứ 5 của thai kỳ thì bé sẽ phát triển rất nhanh vì thế mẹ cần có chế độ dinh dưỡng thật phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ lẫn thai nhi. Đây là khoảng thời gian quan trọng để mẹ bầu bổ sung thêm Sắt, Canxi và Omega – 3 hỗ trợ phát triển cơ, xương và não bộ của bé.

 

 

Mẹ bầu rất cần chế độ dinh dưỡng phù hợp vào tháng thứ 5

Mẹ bầu rất cần chế độ dinh dưỡng phù hợp vào tháng thứ 5

Ngoài Vitamin thì việc mẹ ăn gì cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà mẹ bầu phải thêm vào chế độ ăn uống của mình như:

  • Thêm nhiều rau lá xanh, bánh mì, sữa,… và ngũ cốc tăng cường giàu canxi. Những thực phẩm này giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và răng cho bé. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 1000mg canxi/ngày.
  • Axit Folic giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh liên quan đến não và cột sống ở em bé. Mẹ hãy ăn nhiều rau có lá (rau bina, bông cải xanh, rau diếp romaine và cải xoăn), đậu thận, đậu lăng, các loại hạt, trái cây họ cam và đậu nành trong chế độ ăn của mình. Một phụ nữ mang thai cần bổ sung 600mc/ngày.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin A từ khoai lang và cà rốt, rau xanh, gan và sữa. Vitamin A giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và giúp thị lực khỏe mạnh.
  • Protein có nhiều trong thịt nạc và thịt gia cầm, trứng, hải sản, đậu Hà Lan, các sản phẩm từ đậu nành, đậu, sữa, và các loại hạt không ướp muối. Protein rất cần thiết cho cơ bắp và não.
  • Các thực phẩm giàu vitamin như trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua và bông cải xanh cũng cần được tăng cường trong chế độ ăn uống của mẹ bầu. Vitamin C làm cho nướu, răng và xương khỏe mạnh.

Vào tháng thứ 5 mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nếu muốn cân bằng cơ thể, chống táo bón. Ngoài ra, mẹ có thể uống kèm sữa dành cho mẹ bầu để hấp thu dưỡng chất trong sữa giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển.

Những lưu ý trong cách chăm sóc mẹ bầu vào tháng thứ 5

  • Tháng thứ 5 của thai kỳ thì mẹ cũng cần tăng cường hoạt động để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh việc ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Hạn chế tăng cân trong thời gian này. Tốt nhất là mẹ nên tăng khoảng 1 ký.

Sự thay đổi về hình dáng bên ngoài như: sưng phù, giãn tĩnh mạch, nám mặt…có thể khiến mẹ mắt tự tin. Nhưng đừng vì thế mà mẹ cảm thấy buồn rầu và lo lắng. Hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái và vui vẻ để vượt qua gian đoạn này một cách thật nhẹ nhàng bạn nhé! Truy cập https://naturalqueen.com.vn hoặc liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc bà bầu tốt nhất.

Bài viết liên quan

Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe những Công Dụng tuyệt vời bạn đã biết chưa?

Nghệ Ngâm Mật Ong Onarebe sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. Cuộc sống ngày càng có đầy rẫy thách thức và áp lực, nhưng giữa những ngày bận rộn, sức khỏe của bạn là tài sản quý giá nhất. Đó là lý do tại sao Onarebe giới thiệu đến bạn một bí mật làm […]

Xem thêm

PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU ĂN GÌ: 10 thực phẩm tốt cho mẹ và bé

Trong giai đoạn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, việc chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây NatuQueens sẽ gợi ý một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn này Phụ […]

Xem thêm

Hướng Dẫn Tư Thế Ngủ An Toàn Cho Bà Bầu

Tư thế ngủ an toàn cho bà bầu là vấn đề đáng được quan tâm. Việc nằm ngủ đúng tư thế không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ. ONAREBE gợi ý một số tư thế ngủ mà mẹ […]

Xem thêm

Bà Bầu Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày Là Đủ?

Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? là câu hỏi hường khiến nhiều người bối rối. Trong bài viết này, ONAREBE và bạn sẽ khám phá sự cần thiết của nước đối với bà bầu và cách bà mẹ có thể duy trì lượng nước cần thiết cho cả thai nhi và […]

Xem thêm

Vì sao bà bầu bị Phù Chân khi mang thai? 4 Cách phòng ngừa

Phù chân khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. ONAREBE sẽ giải thích cho bạn vì sao mẹ bầu lại bị phù chân khi mang thai và cách phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Vì sao mẹ bầu lại […]

Xem thêm

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN KIÊNG ĂN CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Mẹ nên chú ý một số thực phẩm nên kiêng ăn hoặc hạn chế ăn cho bà bầu 3 tháng cuối. Vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh ăn cho bà bầu 3 tháng cuối mà ONAREBE muốn gửi […]

Xem thêm