CHỐNG NẮNG ĐÚNG CÁCH

Đối với tất cả biện pháp dưỡng hay trị liệu cho da từ trị mụn đến chống lão hóa mà bỏ đi bước CHỐNG NẮNG thì tất cả chỉ là vô ích. Vì ánh nắng mặt trời chính là tác nhân gây hại cho da, làm giảm khả năng tổng hợp collagen, làm chậm quá trình tái tạo tế bào da mới, gây ra tình trạng tổn thương và lão hóa cho da. 

 

 

Thành phần chính của ánh nắng mặt trời là tia UV hay còn gọi là tia tử ngoại hoặc tia cực tím. Hơn 90% tia UV có thể xuyên qua đám mây mù, cho nên khi trời âm u làn da vẫn chịu tác động từ ánh nắng mặt trời.Trong đó tia UV gồm có 3 loại:

UVA
  • Có bước sóng dài nhất 
  • Xuyên sâu dưới da đến tầng hạ bì
  • Gây lão hóa và nhăn da
  • Tác nhân gián tiếp gây ra bệnh ung thư da
UVB
  • Tác động trực tiếp lên tầng biểu bì
  • Gây khô sạm, cháy nắng, nám/tàn nhang/đồi mồi và kích ứng
  • Tác nhân trực tiếp dẫn đến bệnh ung thư da
  • Xuất hiện lúc trời nắng nhất (10h đến 16h)
UVC
  • Có bước sóng ngắn nhất
  • Có tính hủy diệt cao
  • Bị chặn lại bởi tầng khí quyển

KEM CHỐNG NẮNG được chia làm hai loại cơ bản:

KEM CHỐNG NẮNG  VẬT LÝ KEM CHỐNG NẮNG HÓA HỌC
Thường được thể hiện bằng chữ Sunblock hoặc Physical Sunscreen trên các nhãn sản phẩm. Các hoạt chất chống nắng đó là titanium dioxide và zinc oxide. Được thể hiện bằng chữ Sunscreen hoặc Chemical Sunscreen trên bao bì. Các hoạt chất chống nắng bên trong là các hợp chất hóa học: Oxybenzone và mexoryl
Rất lành tính; đảm bảo an toàn tuyệt đối với cả làn da nhạy cảm. Oxybenzone và mexoryl được đưa vào sản phẩm với liều lượng nhất định. Các chất này đã được FDA kiểm nghiệm và cấp phép sử dụng.
Cơ chế hoạt động: Các chất tạo thành lớp màng vững chắc phủ ngoài bề mặt da; giúp phản xạ và ngăn chặn tuyệt đối các tia UV. Cơ chế hoạt động: Đóng vai trò như một màng lọc hóa học; tiếp nhận, thẩm thấu các tia UV rồi phân tán chúng trước khi các tia này có thể làm hại da.
Khi sử dụng lên da thường để lại các vệt trắng trên bề mặt da. Tuy nhiên, công nghệ ngày nay đã hạn chế khuyết điểm này. Thường có nguy cơ gây kích ứng da 

 

LƯU Ý ĐỂ CHỐNG NẮNG ĐÚNG CÁCH:

  • Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 – 3 giờ đồng hồ. Dù là kem chống nắng dạng kem, dạng xịt hay gel.
  • Chỉ số SPF lý tưởng là từ 30 – 50+, nên chọn sản phẩm có thêm chữ “PA”; tức đó là các loại kem chống nắng phổ rộng giúp chống nắng toàn diện hơn.
  • Thoa kem chống nắng ít nhất từ 15 – 20 phút trước khi ra ngoài; đây là khoảng thời gian cho kem thẩm thấu vào da.
  • Khi sử dụng kem chống nắng nên vỗ sản phẩm lên da chứ không dùng tay để miết hoặc massage vì điều này sẽ làm màng chống nắng mỏng đi, làm giảm hiệu quả chống nắng.
  • Dùng kem chống nắng khác nhau cho từng vùng da khác nhau trên cơ thể.
  • Khi đi bơi ngoài trời hay đi biển, nên chọn những sản phẩm được ghi “water resistant” hoặc “very water resistant”. Với sản phẩm chống nắng “water resistant” sẽ có hiệu quả trong vòng 40 phút khi ngâm mình trong nước; và sản phẩm “very water resistant” có thể kéo dài đến 80 phút. Sản phẩm không được khuyến cáo sử dụng nếu tham gia các hoạt động dưới nước ngoài trời vì sản phẩm chống nắng này sẽ gây ra cảm giác bí bách, nhờn dính và khá khó chịu,

 

Bên cạnh đó, áo chống tia UV chuyên dụng là những loại áo có khả năng ngăn cản gần như hoàn toàn những tia bức xạ từ ánh sáng mặt trời có hại cho da như tia UVA và UVB. Áo chống tia UV được thiết kế chuyên dụng để ngăn cản bức xạ từ ánh nắng mặt trời nhờ nhiều yếu tố độc đáo như chất liệu vải, độ co giãn, mật độ dệt, màu sắc,v.v..

Xếp hạng chống tia UV cho quần áo được gọi là UPF, viết tắt của Ultraviolet Protective Factor (Chỉ số bảo vệ khỏi tia cực tím). Hệ thống đánh giá này đo lường khả năng chống tia cực tím (UV) do vải cung cấp. Nó rất giống với hệ thống đánh giá SPF được sử dụng cho kem chống nắng, mà hầu hết mọi người đều quen thuộc. Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ đã phát triển các tiêu chuẩn để dán nhãn hàng may mặc là đảm bảo chống tia UV.

 

Xếp hạng UPF cụ thể như sau:

UPF từ 15 đến 24 Khả năng chống nắng tốt
UPF từ 25 đến 39 Khả năng chống nắng rất tốt
UPF từ 40 đến 50 Khả năng chống nắng tuyệt vời

 

Và việc đeo kính râm sẽ giúp bảo vệ võng mạc, giác mạc khỏi tác động của tia UV làm ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra, trong mắt có một lớp màng mỏng là kết mạc. Khi lớp màng này bị kích thích do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó có thể bị viêm. Chính vì thế đeo kính râm là việc nên làm khi hoạt động dưới trời nắng.

Bài viết liên quan

CHỐNG LÃO HÓA VÀ OXY HÓA CHO DA

LÃO HÓA DA thường được hiểu là độ đàn hồi của da bị giảm, các mô liên kết bắt đầu yếu dần, kết cấu collagen và elastin trở nên lỏng lẻo, da xuất hiện dấu hiệu: nhăn nheo, thô sần, các đốm nâu, thâm nám, không đồng đều màu… tất cả những hiện tượng này […]

Xem thêm

LÀM MỜ VÀ GIẢM VẾT NHĂN

Nếp nhăn không chỉ đơn thuần là biểu hiện của vấn đề tuổi tác mà còn là biểu hiện của nhiều vấn đề của da. Vậy nên không phải nếp nhăn nào cũng như nhau và phương pháp xử lý cũng không giống nhau. NẾP NHĂN DO MẤT NƯỚC NẾP NHĂN DO LÃO HÓA Thường […]

Xem thêm

PHƯƠNG PHÁP LÀM TRẮNG DA

Là phương pháp sử dụng các chất hoạt chất để làm sáng màu da hoặc nâng tông màu da bằng cách ức chế hoạt động tyrosinase làm giảm sự tổng hợp melanin trong da. Một số hoạt chất đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm trắng da (Arbutin/ Kojic Acid/ Glutathione/ […]

Xem thêm

TẨY TẾ BÀO CHẾT

▶️  LÀ BƯỚC CHĂM SÓC DA RẤT CẦN THIẾT, ĐIỀU NÀY GIÚP: Làm sạch lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu, vi khuẩn và bụi bẩn qua đó hạn chế sự xuất hiện của mụn Lấy đi lớp da chết chưa bị bong để làn da sáng mịn, khỏe mạnh hơn Các sản phẩm […]

Xem thêm

CHĂM SÓC DA KHÔ

Da khô là tình trạng da chủ yếu do sự thiếu nước và hoạt động của tuyến bã nhờn giảm sút. Đặc điểm của làn da không được mịn màng, sần sùi, khô ráp, có thể dẫn đến mẩn đỏ và bong tróc. Da khô là loại da khó bị mụn và dê lão hóa, […]

Xem thêm

CHĂM SÓC DA DẦU

Da nhờn là khi các tuyến bã nhờn trên bề mặt da tạo ra nhiều bã nhờn. Bã nhờn là chất sáp giúp bảo vệ và làm ẩm trên da; có vai trò quan trọng để giữ cho làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, trên da xuất hiện quá nhiều bã nhờn có thể khiến […]

Xem thêm